Đăng lúc: Chủ nhật - 13/11/2016 09:36
- Người đăng bài viết: Webmaster
Trong kho tàng văn học Việt Nam, có vô số các nhà văn, nhà thơ tiêu biểu, cùng với đó là sự ra đời của nhiều tác phẩm thơ, văn mang đậm dấu ấn nghệ thuật. Sự hoài niệm về những kí ức tuổi thơ luôn là nguồn thi cảm khiến cho những tâm hồn, cảm xúc đồng vọng.
Tuổi thơ đã đi qua nhưng kí ước vẫn còn đó. Khoảnh khắc hoài niệm ấy, được tác giả Phạm Công Trứ khắc hoạ trong bài thơ “Lời thề cỏ may”, khiến cho những cung bậc cảm xúc trong sâu thẳm tâm hồn ta sống dậy: “Làm sao quên được tuổi thơ Tuổi vàng, tuổi ngọc tôi ngờ lời ai” Hai câu thơ đầu, đã cho thấy được kí ức tuổi thơ rất khó quên được “Làm sao quên được” được thốt lên với âm nghĩa da diết, khắc sâu đến nao lòng. Cũng có những tuổi thơ tươi đẹp và bất hạnh, nhưng liệu có ai lớn lên mà không trải qua những năm tháng ấy? Những năm tháng mà một tia nắng, những hạt mưa, hay những dãy cầu vồng, ... Cũng làm ta cảm nhận được phép màu kì diệu. Tâm hồn mỗi người đều giữ cho mình một ký ức về tuổi thơ, chỉ cần khẽ chạm kí ức ấy sẽ trỗi dậy như bầu trời quang đãng sau một cơn mưa dài. Hàng loạt kí ức tuổi thơ được Phạm Công Trứ hiện lên qua: “Thở ấy tôi mới lên mười Còn em lên bảy theo tôi cả ngày Quần em dệt kín bông may Áo tôi đứt cúc mực dây tím bầm” Chỉ bốn câu thơ lục bát, Phạm Công Trứ đã đưa ta quay ngược dòng trở về với kí ức tuổi thơ. Đưa tâm hồn ta thoát khỏi cái vòng xoay nhộn nhịp bồn bề của cuộc đời. Để ta trở về với những dòng kí ức hồn nhiên, trong sáng của tuổi thơ. Để ta không thấy nuối tiếc với quá khứ. Hình ảnh của những triền hoa cỏ may hiện lên qua “Quần em – dệt kín cỏ may” mang chất thơ mộc mạc là bức phông nền, nhân chứng cho cuộc rong chơi của hai đứa trẻ hồn nhiên ấy. “Tuổi thơ chân đất đầu trần Từ trong lấm lặp em dần lớn lên” Hình ảnh hai đứa trẻ hồn nhiên với đầu trần, chân đất lang thang trên những cánh đồng ngập tràn hoa cỏ may, đó là một cánh đồng bất tận không hương thơm, không rực rỡ như những loại hoa khác, cỏ may chỉ là loài hoa bé mọn, khiêm nhường giữa đồng nội. Khi chớm nở hoa cỏ may mang màu nâu tím của đất mẹ quê hương, khi lụi tàn hoa trắng ngần xơ xác. Những đứa trẻ trên khắp làng quê Việt Nam điều trải qua những năm tháng tuổi thơ trên những bờ đê, đồng nội,... trải đầy hoa cỏ may. Đó là những kí ức hồn nhiên, tươi vui, đẹp nhất của đời người. Có một khoảng thời gian thầm lặng đã trôi qua, em và tôi không còn là những đứa trẻ. Chỉ có hoa cỏ may vẫn như xưa, vẫn tím nâu mộc mạc đến nao lòng “Bây giờ xin đẹp là em Em ra thành phố, dần quên một thời Về quê ăn tết vừa rồi Em tôi áo chẽn, em tôi quần bò” Sự choáng ngợp, ngỡ ngàng của chàng trai quê trước sự thay đổi quá nhiều của “em”. Vẫn cố tìm một chút gì còn sót lại của “em” hồn nhiên mộc mạc ngày xưa nhưng đành thất vọng. Trong thơ Nguyễn Bính có câu “Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều” “thì em” hôm nay đã lột xác quá nhiều. Em đã trở thành một con người xa lạ. Hình ảnh “Áo chẽn – quần bò” trang phục tân kì đã làm “em” mất đi vẻ đẹp duyên quê một thời. “Gặp tôi em hỏi hửng hờ Anh chưa lấy vợ còn chờ đợi ai Em đi để lại chuổi cười Trong tôi vở một khoảng trời pha lê Trăng vàng đêm ấy bờ đê Có người ngồi gở lời thề cỏ may” Đằng sau những hình ảnh đẹp như có phép màu là cõi âm tâm hồn nát vụn, bóng hình em của một thời thơ dại đã làm: Vở một khoảng trời pha lê” có sự đau nhói, xót xa trong mỗi câu thơ. Em đã đi theo tiếng gọi đầy cám dỗ của chốn phồn hoa. Thế là hết, em mãi mãi sẽ chỉ còn là kí ức, mãi mãi tuột khỏi tầm tay tôi. Chỉ còn lại đây, hoa cỏ may trên đê vắng chỉ mình tôi và vầng trăng biết, tôi ngồi gở lời thề cỏ may, gở luôn mối tình của em và tôi. Để em và hoa cỏ may thành những kỉ niệm đẹp trong cuộc đời tôi, không thể quên được. Đúng, việc Nguyễn Công trứ sử dụng thể thơ lục bát trong thơ để thấy được tuổi thơ tươi đẹp và sự khó quên đến mơ hồ. Từ đó Nguyễn Công Trứ muốn khắc họa đậm sắc cảm xúc chân thực về tuổi thơ của mỗi người. Nguyễn Thị Ngà - Lớp 11C
Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Ngà
Nguồn tin: CLB Văn học
Ý kiến bạn đọc