Đăng lúc: Thứ ba - 08/11/2016 09:00
- Người đăng bài viết: Phan Minh Chánh
Bài viết dự thi Văn học tháng 10-2016 của em Nguyễn Phương Thanh- Lớp 12C
Ai cũng có một nơi để quay trở về, đó là nhà. Và có ít nhất một khoảng thời gian trong đời để hồi tưởng về, đó là tuổi thơ. Dù trong câu chuyện ấy đều có những hồi ức đẹp kèm theo cả sự nuối tiếc mãi in dấu lại nơi đáy tim. Viết “ Lời thề cỏ may”, với một mẩu kí ức tuổi thơ, với một mối tình ngây ngô, Phạm Công Trứ đã khiến những cảm xúc nơi thăm thẳm sâu nơi đáy tâm hồn sống dậy. “ Làm sao quên được tuổi thơ Tuổi vàng, tuổi ngọc tôi ngờ lời ai” Tiếng “ làm sao quên được” vang lên với một âm hưởng da diết, khắc khoải đến não long. Ai lớn lên mà chẳng trải qua những năm tháng ấy? Những năm tháng dại khờ, thơ ngây với những cánh diều phấp phới bay trong gió, với những buổi tắm mưa tiếng cười giòn giã hòa lẫn với tiếng mưa rơi tí tách… Trong tâm hồn, kí ức của mình, hình như mỗi chúng ta đều lưu giữ biết bao kỉ niệm tuổi thơ ấu. Cho dù quãng thời gian ấy vừa trôi qua hay đã thành dĩ vãng từ lâu rồi thì nó vẫn đầy tiềm năng sống. Chỉ cần một vài tín hiệu gợi nhắc nào đó nó lại lóe lên. Trong mỗi người chúng ta đều có một đứa trẻ của tuổi xưa mà ta dù đã giã từ, nhưng khi có dịp, hay ai đó gợi nhắc, đứa trẻ ấy dễ dàng thức tỉnh, lại hồn nhiên náo nức trong ta. Và đây là chuỗi kí ức tuổi thơ vụt hiện lên trong “ Lời thề cỏ may”: “Thuở ấy tôi mới lên mười Còn em lên bảy, theo tôi cả ngày Quần em dệt kín cỏ may Áo tôi đứt cúc, mực dây tím bầm” Hai đứa trẻ đầu trần, chân đất lang thang trên những miền ngập tràn cỏ may. Trong uộc phiêu lưu đến cách rừng bất tận, nhưng chúng không rực rỡ, đầy sắc màu, không thơm ngát, chúng chỉ đơi giản là loài cỏ may bé nhỏ hèn mọn, khiêm nhường của đồng nội. Hoa cỏ may mang màu tím bàng bạc có sức sống mãnh liệt chúng dệt kín bước chân đi đôi bằng những cú chích đâm vào da thịt, như nhức nhỡ đừng quên khoảnh khắc này.. Chỉ với bốn câu thơ lục bát Phạm Công Trứ đã đứa ta trở về miền kí ức tuổi thơ. Những kí ức ùa về như dòng suối tắm táp cho tâm hồn luôn xanh tươi. Để thanh lọc tâm hồn, để những khi nhớ về là thấy cả một bầu trời niềm vui, để lòng nhẹ nhàng hơn giữa bộn bề của cuộc sống. Để lưu lại nơi này chút hồn nhiên và chẳng còn biết già đi là gì nữa… Những miền cỏ may thấm đẫm thứ chất thơ êm đềm,mộc mạc, chúng là chứng nhân cho những cuộc rong ruỗi của hai đứa trẻ hồn nhiên. Em và cỏ may trở thành kỉ niệm trong cuộc đời “tôi”: “Tuổi thơ chân đất đầu trần Từ trong lấm láp em thầm lớn lên” Em là một phần trong quãng thời gian ngây ngô của tôi. Em đã ở đó rất lâu, rất lâu những kỉ niệm giữa chúng ta đều nhớ mãi. Nhìn em lớn lên từng ngày giờ đây tôi và em không còn là những đứa trẻ nữa. Chỉ có hoa cỏ may vẫn như vậy, vẫn mang cái màu tím bàng bạc ấy. Thời gian ban phép nhiệm màu biến em một cô bé lên bảy quần “dệt kín bông may” hôm nào nay trở thành một cô gái xinh đẹp: “Bây giờ xinh đẹp là em Em ra thành phố dần quên một thời Về quê ăn Tết vừa rồi Em tôi áo chẽn, em tôi quần bò” Thời gian trôi qua làm cho em thêm xinh, thêm đẹp nhưng em dần xa cách tôi, khiến em bỗng chốc trở nên lạ lẫm. Dù tôi đã cố gắng tìm lại chút gì xót lại trong em nhưng đành phải ngậm ngùi nuối tiếc. “Em” ngày ấy của “tôi” giờ em đang ở đâu? So với cô thôn nữ “hương đồng nội gió bay đi ít nhiều” trong thơ Nguyễn Bính thì “em” hôm nay lột xác hoàn toàn. Em thành một con người xa lạ nhưng em vẫn còn nhận ra tôi chứ không như cô gái trong ca dao “ Gặp anh ghé nón chạm vai chẳng chào”. Nhưng em lại: “Gặp tôi, em hỏi hững hờ “Anh chưa lấy vợ, còn chờ đợi ai ?” Em đi để lại chuỗi cười Trong tôi vỡ… một khoảng trời pha lê Trăng vàng đêm ấy, bờ đê Có người ngồi gỡ lời thề cỏ may …” Đằng sau hình ảnh đẹp như phép màu ấy là một tâm hồ vụn vỡ, một phần trong tôi nay đã vỡ nát. Có cái gì đó nhói nhói, uất nghẹn trong từng câu thơ. Em đã đi theo tiếng gọi của sự cám dỗ những điều mới lạ nơi phồn hoa đô thị bỏ lại những đều đẹp đẽ mà đôi ta từng có với nhau. Liệu giữa nơi ấy em có còn nhớ đến những khoảnh khắc bình yên, êm dịu của những năm tháng nơi đồng cỏ nội. Có lúc nào em nhớ đến tôi và nhận ra nỗi ngóng trông của tôi. Giờ đây em mãi là kí ức: “Có những người, ta không có cách nào quên được Có những việc, ta không thể nào quên được Có những tình bạn sẽ không bao giờ gặp lại nữa Thông thường, khi kí ức càng rõ nét thì càng tàn nhẫn. Chúng ta đã từng tưởng rằng, sau này trưởng thành sẽ được ở bên nhau Thực ra, trưởng thành có nghĩa là chia ly.” “Lởi thề cỏ may” khép lại để lại trong lòng người đọc bao cảm giác bâng khuâng, xao xuyến, cho những điệu hồn đồng điệu tìm đến với nhau. Bài thơ giàu cho tiết nôi tâm, bộc lộ những cảm xúc sâu thẳm của tác giả. Với thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc có lẽ cũng góp phần làm nên cái “ hồn cốt” của bài thơ.
( Nguyễn Phương Thanh - 12C )
Tác giả bài viết: Nguyễn Phương Thanh
Nguồn tin: CLB Văn học
Ý kiến bạn đọc