(Bài viết từ website cũ)

I/ Giới thiệu và thầy giáo Chu Văn An:
Có một ngôi trường đã được thành lập cách đây 20 năm, có một ngôi trường tự hào được mang tên người thầy giáo mẫu mực của mọi thời đại lịch sử dân tộc, đó là thầy Chu Văn An. Thầy Chu Văn An (1292 – 1370) còn được gọi là Chu An, Chu Văn Trinh, người thôn Văn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay là Thanh Trì), Hà Nội. Ông đã đỗ Thái học sinh đời Trần Minh Tông, ông làm việc ở Quốc Tử Giám, phụ trách việc giảng kinh cho Thái tử và biên soạn sách. Đời Trần Dụ Tông, Chu Văn An đang làm quan tại triều đình, thấy chính sự bại hoại, ông đã viết “Thất trảm sớ” xin chém đầu 7 gian thần. Vua không nghe, ông bèn từ quan, về ở ẩn tại huyện Chí Linh (Hải Dương). Từ đó ông chỉ làm thơ văn và dạy học. Học trò của Chu Văn An có nhiều người hiển đạt như Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát… Sau khi mất, ông được đưa vào thờ ở nhà Văn Miếu (Hà Nội). Tấm gương người Thầy thanh cao, mẫu mực chở bao thế hệ qua sông làm giàu có nền văn hiến của một dân tộc, đáng được tôn vinh đến muôn đời. Sự liêm khiết, chính trực và công tâm của Thầy giáo Chu Văn An cũng nhắc nhở những thế hệ nhà giáo luôn vì sự tiến bộ của giáo dục, sự nâng cao dân trí mà không ngừng phấn đấu để làm phong phú và dồi dào nguồn nguyên khí quốc gia. . Học tập tài năng và đạo đức của thầy, thầy cô trường THPT Chu Văn An, tỉnh Bình Phước càng say nghề, yêu nghề, xứng đáng là những giáo viên đang vinh dự công tác tại ngôi trường mang tên Người, trường THPT Chu Văn An

II. Các thế hệ Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng của trường.

· Hiệu trưởng:

  • – Từ tháng 10 năm 1996 đến tháng 01 năm 1997: Thầy Lê Văn Nhung
  • – Từ tháng 01 năm 1997 đến tháng 5 năm 2005: Thầy Phan Minh Chánh
  • – Từ tháng 5 năm 2005 đến tháng 11 năm 2015: Thầy Đoàn Ngọc Dàn
  • – Từ tháng 11 năm 2015 đến nay: Thầy Phan Minh Chánh

Phó Hiệu trưởng:

  • – Thầy Nguyễn Xuân Hòa
  • – Thầy Nguyễn Văn Quang
  • – Thầy Phan Đức Tiến
  • – Thầy Nguyễn Đình Thám
  • – Thầy Nguyễn Văn Diễn

III. Đôi nét về trường.

– Trường THPT Chu Văn An trực thuộc Sở Giáo dục đào tạo Bình Phước, là một trường công lập tọa lạc tại KP2 – TT Chơn Thành – huyện Chơn Thành. – Trường thành lập tháng 10 năm 1996, lúc đầu có tên là trường THPT Bán công Chơn Thành. Những ngày đầu thành lập, Cơ sở vật chất ngày đầu vô cùng thiếu thốn, trường có 1 dãy phòng học cấp 4 gồm 6 phòng học và 1 nhà cấp 4 gồm 2 phòng là nơi làm việc của Ban giám hiệu, phòng giáo viên, với 5 cán bộ giáo viên và gần 200 học sinh. Để đảm bào cho việc dạy và học, nhà trường mời giáo viên trường THPT Chơn Thành sang dạy tăng cường.

– Tháng … năm …., Bộ GD – ĐT xóa bỏ mô hình trường bán công và theo quyết định của UBND tỉnh Bình Phước, trường THPT Bán công Chơn Thành đổi thành mô hình trường công lập và có tên là trường THPT Chu Văn An.

– Học sinh của trường chủ yếu là con em nhân dân trong huyện Chơn Thành, ngoài ra còn có học sinh của các xã của huyện Dầu Tiếng và Bến Cát. Hết năm học 2014 – 2015 đã có ……… học sinh ra trường. – Sau 20 năm thành lập, xây dựng và phát triển, hiện nay nhà trường đã có những thay đổi:

  • Về đội ngũ giáo viên: Hiện nay nhà trường có 75 Cán bộ – GV – CNV, 100% đều đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, tỷ lệ giáo viên so với số lượng học sinh đảm bảo cho việc dạy và học.
  • Về học sinh: Hiện nay nhà trường có gần 700 học sinh, biên chế thành 23 lớp.
  • Tình hình cơ sở vật chất: Gồm 1 dãy lầu Khu hiệu bộ (gồm phòng BGH, Chi bộ, công đoàn, đoàn trường, phòng họp, lưu trữ, kế toán, văn thư, y tế, tiếp dân); 2 dãy lầu và 1 dẫy cấp 4 gồm 25 phòng học; 1 dãy lầu khu thực hành chức năng (Phòng thực hành Lý, Sinh, phòng Lab, vi tính, phòng thiết bị, Hội trường). Ngoài ra còn có khu tập thể giáo viên, phòng thực hành Hóa, phòng Vi tính. Hiện nay đang tiếp tục xây dựng 1 dãy lầu học, tiến tới thay thế dãy nhà cấp 4.

– Nhà trường có các tổ chức như Công Đoàn, Đoàn Trường, Hội Phụ Huynh, Hội Chữ Thập Đỏ, Chi đoàn giáo viên. Nhà trường cũng đã phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh để có những giải pháp giáo dục học sinh. Trong Ban đại diện cha mẹ học sinh có một ban đại diện trường, các ban đại diện lớp nhằm hỗ trợ cho nhà trường trong công tác giáo dục. Các tổ chức trong nhà trường được đánh giá là hoạt động có hiệu quả, là các tổ chức cơ sở vững mạnh. Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”, tất cả vì học sinh thân yêu, đó là động lực, là niềm vui để toàn thể cán bộ – giáo viên của trường THPT Chu Văn An phấn đấu hơn cho một thế hệ tương lai tươi sáng./

Leave a Comment