CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN GIAI ĐOẠN 2020 – 2025, TẦM NHÌN ĐẾN 2030

Trường THPT Chu Văn An, tiền thân là trường THPT bán công Chơn Thành được thành lập theo Quyết định số 3134/QĐ-UB ngày 17/8/1996 của Chủ tịch UBND Tỉnh Sông Bé và được đổi tên theo Quyết định số 1482/QĐ-UBND ngày 21/7/2008 của Chủ tịch ủy ban Tỉnh Bình Phước. Ra đời trong công cuộc đổi mới nền giáo dục Việt Nam, trường THPT Chu Văn An đang đi trên chặng đường đầy thử thách khó khăn, nhưng cũng có nhiều thuận lợi. Những kết quả mà nhà trường đạt được đã minh chứng điều đó. Nhà trường đang từng bước phát triển bền vững và ngày càng trưởng thành, đã đang và sẽ trở thành một ngôi trường có chất lượng giáo dục khá tốt, một địa chỉ tin cậy của cha mẹ học sinh trên địa bàn thị xã Chơn Thành.

Kế hoạch phát triển nhà trường giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2030 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường và hoạt động của ban lãnh đạo, cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh nhà trường. Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của trường THPT Chu Văn An là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của ban chấp hành trung ương lần thứ 8 khóa IX về đổi mới giáo dục phổ thông. Cùng các trường THPT xây dựng ngành giáo dục trong toàn tỉnh phát triển theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế.

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC

Thực hiện Nghị quyết số 29 –NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14/6/2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25/11/2009; Luật Giáo dục ngày 14/6/2019 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2020);

Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ GD&ĐT Ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;

Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên.

Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;

Thông tư số 14/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy định phòng học bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông;

Thông tư số 01/2010/TT-BGDĐT ngày 18/01/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học phổ thông;

Thông tư số 12/2022/TT-BNV ngày 30/12/2022 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về vị trí việc làm công chức lãnh đạo, quản lý; nghiệp vụ chuyên môn dùng chung; hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan, tổ chức hành chính và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dung chung; hỗ trợ, phục vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập;

Thông tư số 20/2023/TT-BGDĐT ngày 30/10/2023 của Bộ GD&ĐT hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông và các trường chuyên biệt công lập;

Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10/9/2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập; 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;

Quyết định số 01/2022/QĐ-UBND ngày 20/01/2022 của UBND tỉnh Ban hành Quy định về phân cấp thẩm quyền quản lý tổ chức bộ máy và tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Bình Phước; 172/UBND-NC ngày 26/01/2024 của UBND tỉnh về việc ủy quyền phê duyệt Danh mục vị trí việc làm, Bản mô tả công việc và Khung năng lực đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

Căn cứ tình hình kinh tế, chính trị – xã hội của địa phương và thực tế đơn vị.

Căn cứ Nghị quyết số 17/NQ-HĐT ngày 03/9/2023 của Hội đồng trường THPT Chu Văn An về việc phê duyệt nội dung điều chỉnh Kế hoạch chiến lược trường THPT Chu Văn An giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (sửa đổi bổ sung năm 2023).

II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1. Môi trường bên trong

Trường THPT Chu Văn An tiền thân là trường PTTH bán công Chơn thành, đi vào hoạt động từ tháng 10 năm 1996. Tháng 7 năm 2008, trường đổi tên thành trường THPT Chu Văn An như hiện nay theo Quyết định số 1432/QĐ-UBND ngày 21/7/2008 của UBND tỉnh Bình Phước về việc Đổi tên trường Phổ thông trung học bán công Chơn Thành thành trường THPT Chu Văn An, tỉnh Bình Phước. Trường tọa lạc tại khu phố 2 – phường Hưng Long – thị xã Chơn Thành – tỉnh Bình Phước.

Về quy mô: Toàn trường có 24 lớp học chia đều cho 3 khối lớp với tổng số gần một nghìn học sinh (962 học sinh – số liệu tháng 9/2023). Học sinh của trường chủ yếu là con em nhân dân trong thị xã Chơn Thành và một số học sinh của các xã lân cận thuộc tỉnh Bình Dương (Dầu Tiếng, Bến Cát).

Biểu 1. Số liệu học sinh các năm 2020 đến 2024

Số liệuNăm học 2019-2020Năm học 2020-2021Năm học 2021-2022Năm học 2022-2023Năm học 2023-2024
Lớp học2524242424
Tổng số học sinh761866966968962
– Nữ388452477470467
– Dân tộc thiểu số1816202122
– Đối tượng chính sách2218222613
– Khuyết tật00233
Khối lớp 10298364357303329
Khối lớp 11243271344333320
Khối lớp 12220231265332313
Tổng số tuyển mới300350360300329
Bình quân số học sinh/lớp học30.433.338.640.340

Về nhân lực: Năm học 2023-2024 trường có 61 cán bộ, giáo viên, nhân viên; trong đó có 2 viên chức quản lý, 49 giáo viên đứng lớp và 9 nhân viên, 100% đều đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, tỷ lệ giáo viên đạt 2,08 giáo viên/lớp. Trong 5 năm gần đây, quy mô lớp học ổn định 8 lớp/khối song số lượng giáo viên giảm dần theo mỗi năm do chuyển công tác, nghỉ việc song không được tuyển bổ sung giáo viên mới. Hiện trường còn thiếu 7 viên chức so với số lượng biên chế được giao và có thừa thiếu cục bộ giữa các môn học.

Biểu 2. Số liệu nhân sự các năm 2020 đến 2024

Số liệuNăm học 2019-2020Năm học 2020-2021Năm học 2021-2022Năm học 2022-2023Năm học 2023-2024
Tổng số cán bộ quản lý33332
Tổng số giáo viên6157545049
Tỷ lệ giáo viên/ lớp2.5422.282.0772.0832.04
Tỷ lệ giáo viên/ học sinh0.08020.06580.05590.05160.051
Tổng số giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh00230
Tổng số nhân viên101010109

Về cơ sở vật chất: Nhà trường có cơ sở vật chất cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy và học với quy mô hiện tại. Khối phòng học được xây dựng kiên cố, đủ để bố trí mỗi lớp một phòng học riêng. Tuy nhiên còn thiếu nhiều phòng chức năng như phòng bộ môn, phòng tổ chuyên môn, phòng đọc thư viện, …

Biểu 3. Số liệu thực trạng cơ sở vật chất nhà trường so với chuẩn quốc gia Mức 1.

TTPhòngHiện cóMức 1Ghi chú
 Khối Hành chính quản trị   
 Phòng Hiệu trưởng011 
 Phòng Phó hiệu trưởng022 
 Văn phòng011 
 Phòng bảo vệ011 
 Phòng vệ sinh giáo viên022 
 Nhà xe giáo viên011 
 Phòng Đoàn thể011 
 Khối phòng học tập   
 Phòng học2824 
 Phòng bộ môn Âm nhạc01 
 Phòng bộ môn Mỹ thuật01 
 Phòng bộ môn Công nghệ01 
 Phòng bộ môn Tin học011Hiện có 01 phòng nhưng máy tính đã quá niên hạn sử dụng và đã hư hỏng
 Phòng bộ môn tiếng Anh01101 phòng LAP sử dụng tốt
 Phòng đa chức năng01 
 Phòng bộ môn Lý011 
 Phòng bộ môn Hóa011 
 Phòng bộ môn Sinh011 
 Phòng bộ môn KHXH01Mục tiêu đạt chuẩn mức 2
 Khối phòng hỗ trợ   
 Thư viện0101 kho sách và thủ thư + 02 phòng đọc (hiện bố trí tạm 01 phòng)
 Phòng thiết bị giáo dục01Hiện bố trí tạm
 Phòng tư vấn học đường01 
 Phòng truyền thống011 
 Phòng Đoàn TNCSHCM01  
 Khối phụ trợ   
 Hội trường011 
 Phòng tổ chuyên môn06 
 Phòng nghỉ giáo viên23Hiện chỉ có 01 dãy có 2 phòng nghỉ GV, 2 dãy không có phòng nghỉ
 Phòng giáo viên00Mục tiêu đạt chuẩn mức 2
 Phòng y tế01  
 Nhà kho01 
 Nhà xe học sinh11 
 Khu vệ sinh học sinh0342/3 dãy phòng dùng chung nhà vệ sinh xây cách biệt
 Hệ thống cổng, rào11 
 Khu sân chơi, thể dục   
 Sân trường011 
 Sân TDTT có mái che01 
 Nhà tập đa năng00Mục tiêu đạt chuẩn mức 2
 Sân bóng chuyền020Tiêu chuẩn mức 2
 Sân bóng đá mini00Tiêu chuẩn mức 2
 Hạ tầng kỹ thuật   
 Hệ thống nước sách011 
 Hệ thống cấp điện011 
 Hạ tầng CNTT 
 Khu thu gom rác011 
 Thiết bị dạy học   
 Thiết bị dùng chung   
 Thiết bị theo phòng bộ môn   

Về chất lượng dạy và học: Chất lượng dạy và học của trường trong những năm gần đây ở mức trung bình toàn tỉnh, thứ hạng chất lượng điểm thi tốt nghiệp THPT từ năm 2020 đến nay đều ngoài top 20. Chất lượng học sinh giỏi còn thấp so với các trường trong tỉnh.

Biểu 4. Số liệu học sinh và chất lượng giáo dục các năm 2020 đến 2024

Số liệuNăm học 2019-2020Năm học 2020-2021Năm học 2021-2022Năm học 2022-2023Năm học 2023-2024
Tổng số học sinh761866966968960
Học lực giỏi8.8%8.8%12.95%12.37% 
Học lực khá49.41%49.41%53.16%46.46% 
Học lực yếu, kém4.2%4.2%2.32%5.73% 
Hạnh kiểm tốt87.91%87.91%85.47%83.86% 
Hạnh kiểm khá10.25%10.88%11.68%15.54% 
Hạnh kiểm trung bình1.71%1.65%2.11%0.3% 
Tổng số học sinh giỏi tỉnh10121697
Tổng số học sinh giỏi quốc gia00000
Thứ hạng điểm TN THPT tỉnh Bình Phước23212421 

1.1. Điểm mạnh

1.1.1. Lãnh đạo và quản lý

Đội ngũ viên chức quản lý đảm có trình độ đào tạo đạt và trên chuẩn; có chuyên môn phù hợp, có tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết với công việc.

Tập thể lãnh đạo nhà trường đoàn kết, chân thành, hỗ trợ lẫn nhau đề cùng hoàn thành nhiệm vụ.

1.1.2. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên

Đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường thân thiện, hòa đồng; có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn, có khả năng phát triển chuyên môn và hoạt động phong trào.

Phần nhiều cán bộ, giáo viên có ý thức cầu tiến, vươn lên và mong muốn được đổi mới để phát triển nhà trường; có lòng tự trọng chuyên môn, giản dị trong sinh hoạt, trung thực, thẳng thắn trong công việc; chủ động trong việc giáo dục học sinh, quan tâm đến các mối quan hệ thân thiện giữa thầy với thầy, giữa thầy và trò, giữa mọi người với nhau.

1.1.3. Học sinh

Điểm chuẩn tuyển sinh đầu vào của trường năm 2021 đứng thứ 09/30 trường, 2022 đứng thứ 09/31 trường, 2023 đứng thứ 15/31 trường trực thuộc Sở (không kể trường DTNT, TT GDTX tỉnh và 03 trường xét tuyển) cho thấy chất lượng học sinh đầu vào là cao so với các trường trong tỉnh.

Phần lớn học sinh nhà trường năng động, thân thiện, có ý thức học tập và rèn luyện tốt, tích cực tham gia các hoạt động giáo dục do trường tổ chức.

Địa bàn cư trú học sinh gần trường, đa số cha mẹ học sinh quan tâm chăm lo đến việc học tập và rèn luyện của con em mình.

1.1.4. Cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ

Phòng học được xây dựng kiên cố, đủ số lượng phòng để bố trí mỗi lớp 01 phòng học riêng;

Thiết bị dạy học tối thiếu được đầu tư cơ bản, có 03 phòng thí nghiệm đạt chuẩn theo chương trình GDPT 2006;

Diện tích đất đủ rộng đảm bảo theo tiêu chí trường đạt chuẩn quốc gia.

1.2. Điểm yếu

1.2.1. Lãnh đạo và quản lý

Cấp ủy chi bộ khuyết chức danh bí thư và phó bí thư chưa được kiện toàn;

Ban giám hiệu khuyết khuyết 01 Hiệu trưởng (hiện tại là phó hiệu trưởng phụ trách điều hành) và 01 phó hiệu trưởng.

1.2.2. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên

Biên chế giáo viên chưa đảm bảo tỉ lệ giáo viên trên lớp (2.08), còn thừa thiếu cục bộ ở các bộ môn (thừa 4, thiếu 9); chưa có giáo viên một số môn học mới theo chương trình GDPT 2018 như Âm nhạc, Mỹ thuật, GD trải nghiệm & hướng nghiệp.

Việc tiếp cận, vận dụng phương pháp dạy học tích cực và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn còn hạn chế. Chưa có đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng học sinh giỏi; còn giáo viên chưa đầu tư chyên môn, chưa đáp ứng được yêu cầu theo quy chế chuyên môn.

Còn thiếu 06 nhân viên ở các vị trí việc làm văn phòng, tư vấn học sinh.

1.2.3. Học sinh

Một số học sinh chưa có thái độ học tập tốt, thiếu kỷ năng tự học, bị ảnh hưởng nhiều bởi trò chơi điện từ (game) và mạng xã hội (facebook, tictok) ….

Một số cha mẹ học sinh chưa quan tâm đúng mức đến giáo dục học sinh, còn giao khoán cho nhà trường.

1.2.4. Cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ

Còn thiếu một số phòng chức năng và các phòng bộ môn;

Cơ sở vật chất hiện có đã được xây dựng trên 10 năm, cần sửa chữa, tu bổ;

Nhiều thiết bị dạy học đã hết niên hạn sử dụng cần được thay mới như máy chiếu, máy vi tính, quạt,…

2. Môi trường bên ngoài

Bối cảnh giáo dục quốc tế và Việt Nam hiện nay đang trải qua nhiều biến động và cơ hội. Một trong những thời cơ lớn nhất là xu thế hội nhập quốc tế, khi mà các nước ngày càng gắn kết và hợp tác với nhau trên nhiều lĩnh vực, trong đó có giáo dục. Điều này cho phép các học sinh, sinh viên và giáo viên Việt Nam tiếp cận với các nguồn kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm quốc tế, đồng thời góp phần xây dựng một thế hệ công dân toàn cầu có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình, tổ quốc và nhân loại. Tuy nhiên, hội nhập quốc tế cũng đặt ra không ít thách thức cho giáo dục Việt Nam. Một trong số đó là sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và bùng nổ của trí tuệ nhân tạo. Công nghệ đã tạo ra nhiều công cụ và phương tiện mới cho việc học tập và giảng dạy, nhưng cũng đòi hỏi các nhà giáo dục phải không ngừng cập nhật và đổi mới. Trí tuệ nhân tạo cũng mang lại nhiều tiềm năng cho việc tăng cường chất lượng và hiệu quả của giáo dục, nhưng cũng có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực về mặt đạo đức, xã hội và lao động.

Đảng và Nhà nước ta có sự quan tâm và đầu tư đặc biệt cho giáo dục, Nghị quyết số 29-NQ/TW về “đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã khẳn định “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội”.

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xây dựng với mục tiêu đổi mới toàn diện nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện đại. Vì vậy, việc triển khai thực hiện chương trình GDPT 2018 cũng có nhiều thách thức, như việc đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, cải thiện cơ sở vật chất và trang thiết bị, tăng cường sự tham gia của các bên liên quan, đảm bảo công bằng và minh bạch trong giáo dục, và tạo ra một môi trường học tập tích cực và sáng tạo cho học sinh. Những thời cơ và thách thức này đòi hỏi sự nỗ lực của cả hệ thống giáo dục và xã hội, để tạo ra những thay đổi tích cực cho giáo dục Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.

Ngành giáo dục tỉnh Bình Phước những năm gần đây đã có những bước phát triển vượt bậc, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và đáp ứng nhu cầu học tập của người dân. Lãnh đạo tỉnh và ngành giáo dục chỉ đạo sát sao việc nâng cáo chất lượng đội ngũ và đổi mới phương pháp dạy học; quan tâm xây dựng, nâng cấp hạ tầng giáo dục; tăng cường triển khai hoạt động ngoại khóa và phát triển kỹ năng sống cho học sinh. Tuy nhiên, trong nhiều năm gần đây ngành giáo dục Bình Phước không tuyển bổ sung giáo viên THPT dẫn đến thiếu giáo viên ở một số bộ môn – ảnh hưởng đến chất lượng dạy học và nguồn lực tài chính của đơn vị.

Thị xã Chơn Thành hiện nay là khu vực trọng điểm về phát triển kinh tế của tỉnh Bình Phước, sự phát triển mạnh mẽ của các khu công nghiệp dẫn đến các ngành dịch vụ cũng phát triển mạnh, kinh tế chuyển biến tích cực, mức sống người dân tăng nên yêu cầu các cơ sở giáo dục phải có sự đáp ứng tương xứng về cơ sở vật chất, chất lượng phục vụ.

Triết lý và mô hình trường học hạnh phúc được UNESCO khởi xướng đang có xu hướng lan tỏa trong khu vực và trong nước là điều kiện thuận lợi để xây dựng môi trường giáo dục nhân văn, bồi đắp những phẩm chất cần thiết của thế hệ tương lai. Để theo đuổi con đường xây dựng trường học hạnh phúc đòi hỏi cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và các bên liên quan chấp nhận và chủ động thay đổi; tăng cường bồi dưỡng năng lực trí tuệ cảm xúc, kỹ năng xã hội, kỹ thuật dạy học và quan điểm giáo dục. Điều này là một thách thức không nhỏ.

Tất cả đặc điểm tình hình nêu trên đây đều là những thời cơ đồng thời là thách thức trong việc xây dựng và phát triển nhà trường trong thời gian tới. Phân tích bối cảnh trên để có kế hoạch tận dụng thời cơ và chuẩn bị nguồn lực vượt qua thách thức nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng toàn diện của nhà trường.

2.1. Thời cơ

Giáo dục quốc tế đang mở rộng và phát triển, tạo ra nhiều cơ hội cho học sinh và giáo viên nhà trường tiếp cận với các chương trình, phương pháp và tiêu chuẩn giáo dục tiên tiến. Ngoài ra, giáo dục quốc tế cũng giúp nâng cao khả năng giao tiếp, hợp tác và sáng tạo của người học, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động toàn cầu.

Thời điểm triển khai thực hiện chương trình GDPT 2018 là thời cơ rất tốt để bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, đổi mới quan điểm giáo dục, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá nhằm đáp ứng yêu cầu dạy học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học.

Năm 2024 là năm nhà trường được giao đăng ký đánh giá ngoài theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng và trường chuẩn quốc gia. Đây là thời cơ tốt để tận dụng sự quan tâm, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; bổ sung đội ngũ và các nguồn lực khác.

Sự lan tỏa mạnh mẽ của triết lý và mô hình trường học hạnh phúc trong khu vực và sự đồng thuận, ủng hộ tích cực từ phía cha mẹ học sinh về định hướng xây dựng trường học hạnh phúc là thời cơ thuận lợi để nhà trường triển khai thực hiện.

Chơn Thành là đô thị mới, năng động, là khu vực trọng điểm về phát triển kinh tế của tỉnh Bình Phước. Nhà trường đóng chân trên phường trung tâm của Thị xã là điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng đầu vào so với các trường trong tỉnh. Tiềm năng huy động xã hội hóa tốt hơn.

2.2. Thách thức

Giáo dục quốc tế cũng đặt ra nhiều yêu cầu cao cho giáo dục Việt Nam, như việc cải thiện chất lượng giảng dạy, nâng cao trình độ ngoại ngữ, phát triển kỹ năng mềm và tư duy phản biện. Ngoài ra, giáo dục quốc tế cũng có thể gây ra những mất cân bằng về kinh tế, văn hóa và xã hội, khiến cho một số người học bị bỏ lại phía sau hoặc mất đi bản sắc dân tộc.

Xây dựng trường học hạnh phúc là điều mới mẻ, có nhiều điểm khác với quan điểm, tư duy giáo dục trước đây vốn dĩ đã hằn sâu vào nếp nghĩ của người giáo viên; đòi cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và các bên liên quan chấp nhận và chủ động thay đổi là một thách thức lớn bởi phần đông chúng ta thường ngại thay đổi.

Yêu cầu cao về chuyên môn, phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực, khả năng ứng dụng CNTT và trí tuệ nhân tạo vào công tác quản lý và giảng dạy khiến một bộ phận cán bộ giáo viên không đủ sức đáp ứng.

Kinh phí hạn hẹp chưa đáp ứng yêu cầu về trang thiết bị, cơ sở vật chất và các nguồn lực khác để phục vụ cho công tác đổi mới của hoạt động dạy và học.

3. Vấn đề ưu tiên

Kiện toàn và nâng cao chất lượng công tác quản lý, điều hành của Ban giám hiệu và đội ngũ cán bộ chủ chốt. Kiên trì mục tiêu xây dựng nhà trường theo định hướng trường học hạnh phúc.

Tham mưu với Sở GD&ĐT về việc kiện toàn, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học theo tiêu chuẩn trường đạt chuẩn quốc gia Mức 1 và năm 2025, Mức 2 vào năm 2030.

Nâng cao chất lượng đội ngũ; đảm bảo thực hiện tốt nề nếp chuyên môn và đạo đức nhà giáo. Chú trọng đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo hướng phát huy năng lực, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh.

Ứng dụng CNTT và chuyển đổi số một cách phù hợp và hiệu quả. Tiếp cận sớm và khai thác hiệu quả AI vào công việc.

Tổ chức giáo dục kỹ năng sống và định hướng nghề nghiệp cho học sinh; tạo nhiều hoạt động ngoại khóa để học sinh có điều kiện trải nghiệm.

III. SỨ MỆNH, TẦM NHÌN, GIÁ TRỊ, QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG

1. Sứ mệnh

Xây dựng nhà trường theo định hướng trường học hạnh phúc, tạo điều kiện thuận lợi để phát hiện, bồi dưỡng, phát huy tiềm năng của học sinh trên cơ sở đảm bảo giáo dục toàn diện về trí tuệ và nhân cách, thể chất và tinh thần.

Bồi đắp lòng biết ơn, nhân ái; nếp sống văn minh, cư xử lịch thiệp; tư duy tích cực, tự tin, sáng tạo, hiểu rõ bản thân; giúp học sinh trở thành những con người có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu học sau phổ thông hoặc đi vào cuộc sống lao động.

2. Tầm nhìn

Trường THPT Chu Văn An không ngừng đổi mới và phát triển để trở thành:

– Trường học hạnh phúc, có môi trường sư phạm thân thiện, tích cực, hài hòa; cơ sở vật chất hiện đại; chất lượng giáo dục thuộc nhóm 10 trường dẫn đầu tỉnh Bình Phước.

– Cộng đồng giáo dục gắn kết, nơi thầy cô giáo và học sinh cùng nhau học hỏi, chia sẻ và trưởng thành.

– Trường đạt chuẩn quốc gia Mức 1 vào năm 2024, chuẩn quốc gia Mức 2 vào năm 2029 và đáp ứng 80% các tiêu chí đánh giá theo Khung trường học hạnh phúc (theo UNESCO) vào năm 2030.

3. Giá trị cốt lõi

“An toàn – Tôn trọng – Yêu thương

Trung thực – Kỷ cương – Trách nhiệm

An toàn: Tạo môi trường học tập và rèn luyện an toàn, lành mạnh cả về thể chất và tinh thần cho học sinh.

Biểu hiện: Trang thiết bị, cơ sở vật chất đảm bảo an toàn. Học sinh không bị áp lực và tâm lý lo sợ khi đến trường; được giáo dục về an toàn phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông, an ninh mạng,…

Tôn trọng: Giúp học sinh nhận thức và thực hành tôn trọng bản thân, thầy cô giáo, bạn bè và mọi người xung quanh.

Biểu hiện: Lắng nghe, tiếp thu ý kiến của người khác; Có thái độ lịch sự, nhã nhặn trong giao tiếp; Tôn trọng sự khác biệt về văn hóa, quan điểm, tín ngưỡng,…

Yêu thương: Giúp học sinh phát triển lòng nhân ái, tình yêu thương bản thân, gia đình, thầy cô, bạn bè và cộng đồng.

Biểu hiện: Giúp đỡ, chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn; Tham gia các hoạt động tình nguyện, thiện nguyện; Mỗi học sinh đều được yêu thương, tôn trọng và có cơ hội phát triển tối đa tiềm năng của bản thân.

Trung thực: Giúp học sinh rèn luyện phẩm chất trung thực trong học tập, thi cử và trong cuộc sống.

Biểu hiện: Luôn nói đúng sự thật; không gian lận, gian dối; Có trách nhiệm với lời nói và hành động của mình; Dũng cảm nhận lỗi khi mắc sai lầm.

Kỷ cương: Giúp học sinh rèn luyện tính tự giác, kỷ luật trong học tập và sinh hoạt.

Biểu hiện: Tuân thủ nội quy, quy định của nhà trường; Có ý thức tổ chức, sắp xếp thời gian học tập và sinh hoạt hợp lý; Chịu khó, kiên trì, không ngại khó khăn.

Trách nhiệm: Giúp học sinh nhận thức và thực hành trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội.

Biểu hiện: Có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao tri thức và kỹ năng; Tham gia các hoạt động tập thể, đóng góp sức mình cho cộng đồng; Bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh chung.

4. Quan điểm và phương châm hành động

4.1. Quan điểm giáo dục

Quan điểm về Mục tiêu giáo dục: Phát hiện, bồi dưỡng, phát huy tiềm năng của học sinh trên cơ sở đảm bảo giáo dục toàn diện, làm cho mỗi học sinh trở thành con người có đạo đức, tri thức, tự tin, sáng tạo và hạnh phúc; biết tự học, tự rèn để trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình mỗi ngày.

Quan điểm về Học sinh: Mỗi đứa trẻ đến trường là một cá thể độc lập, có tốc độ phát triển khác nhau, có tiềm năng đa dạng, tâm hồn phong phú và luôn có những phẩm chất tốt.

Quan điểm về Học tập: Học tập là quá trình thu nhận kiến thức, kỹ năng và giá trị mới thông qua việc nghiên cứu, trải nghiệm hoặc được hướng dẫn. Học tập hiệu quả chỉ diễn ra khi người học có nhu cầu học (chủ động nghiên cứu) hoặc thích thú tham gia vào các hoạt động học (được trải nghiệm, làm theo hướng dẫn).

Quan điểm về Dạy học: Vai trò của người thấy không chỉ là người cung cấp kiến thức mà phải là người truyền cảm hứng, tạo động lực để học sinh tìm kiếm và hình thành tri thức. Dạy học không chỉ là lên lớp giảng bài mà phải là tổ chức hoạt động học cho học sinh.

Quan điểm về Chất lượng giáo dục: Chất lượng giáo dục của một nhà trường được đánh giá thông qua sự tiến bộ của mỗi học sinh.

4.2. Phương châm hành động

“Tận tâm – Chuyên nghiệp – Sáng tạo

Tận tâm:

Đội ngũ giáo viên và nhân viên nhà trường luôn tận tâm, yêu thương, trách nhiệm với học sinh. Cống hiến hết sức mình để mang đến cho học sinh môi trường học tập tốt nhất và tự hào về nơi mình công tác.

Mọi hoạt động của nhà trường đều hướng đến mục tiêu cao nhất là vì lợi ích của học sinh. Luôn lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của học sinh và tạo điều kiện để các em phát triển toàn diện.

Chuyên nghiệp:

Nhà trường chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi, chuyên môn cao.

Ứng dụng hiệu quả CNTT trong dạy học và quản lý; áp dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến, hiện đại; quy trình giải quyết công việc tinh gọn, rõ ràng.

Sáng tạo:

Khuyến khích học sinh tư duy sáng tạo, dám nghĩ dám làm, chấp nhận việc học tập từ thử sai, va vấp.

Tạo điều kiện cho học sinh phát triển năng khiếu và sở trường của bản thân.

Với phương châm hành động này, Trường THPT Chu Văn An cam kết sẽ mang đến cho học sinh môi trường học tập hạnh phúc và chất lượng, giúp các em phát triển toàn diện và đạt được thành công trong tương lai.

IV. MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

1. Mục tiêu tổng quát:

– Hiện thực hóa tầm nhìn xây dựng trường học hạnh phúc, có môi trường sư phạm thân thiện, tích cực, hài hòa; cơ sở vật chất hiện đại; chất lượng giáo dục thuộc nhóm 10 trường dẫn đầu tỉnh Bình Phước. Tạo điều kiện thuận lợi để phát hiện, bồi dưỡng, phát huy tiềm năng của học sinh trên cơ sở đảm bảo giáo dục toàn diện; giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

– Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên vững chuyên môn, giỏi nghiệp vụ, tâm huyết với nghề; không ngừng tự học tự rèn để nâng cao giá trị bản thân và đáp ứng yêu cầu thực hiện song hành cả dạy kiến thức và dạy làm người, giúp hình thành phẩm chất, phát triển năng lực công dân, tạo dựng giá trị bền vững cho học sinh.

– Đạt chuẩn quốc gia Mức 1 vào năm 2024, chuẩn quốc gia Mức 2 vào năm 2029 và đáp ứng 80% các tiêu chí đánh giá theo Khung trường học hạnh phúc (theo UNESCO) vào năm 2030.

2. Mục tiêu cụ thể.

– Kiện toàn, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên đủ định mức theo quy mô nhà trường hiện tại và phát triển theo tầm nhìn đến năm 2030.

– Xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị và công nghệ theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, đồng bộ dựa trên tiêu chuẩn trường đạt chuẩn quốc gia Mức 1 vào năm 2024, Mức 2 và năm 2029.

– Nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ quản lý cấp trường, cấp tổ, cán bộ chủ chốt các đoàn thể. Khuyến khích cán bộ, giáo viên tự học, tự rèn; tạo điều kiện cho cán bộ quản lý tham gia các chương trình tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng.

– Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá, tạo động lực để giáo viên tự học và tự bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng yêu cầu chuyên môn và kỳ vọng của xã hội.

– Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong trường học. Khai thác, ứng dụng AI vào dạy học và quản lý. Đảm bảo 100% cán bộ quản lý và giáo viên sử dụng thành thạo các phần mềm, ứng dụng được triển khai trong trường học.

– Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng cả dạy chữ và dạy làm người; giáo dục cả về kiến thức, kỹ năng, đạo đức lối sống, thể chất và tinh thần; học sinh được tạo điều kiện thuận lợi để phát huy được phẩm chất và năng lực cá nhân.

3. Các chỉ tiêu cụ thể

3.1. Quy mô trường lớp

Duy trì quy mô hiện tại với 24 lớp (8 lớp mỗi khối), sĩ số bình quân 45 học sinh/lớp trong những năm học tiếp theo.

Chỉ tiêu tầm nhìn 2030: Tùy theo tình hình thực tế về số lượng học sinh tốt nghiệp lớp 9 trên địa bàn tuyển sinh và tiến độ bổ sung cơ sở vật chất của nhà trường có thể tăng quy mô lớp học lên từ 27 đến 30 lớp vào năm 2030.

3.2. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên

– Kiện toàn bộ máy, tuyển dụng bổ sung các vị trí việc làm còn thiếu theo Thông tư số 20/2023/TT-BGDĐT ngày 30/10/2023 của Bộ GD&ĐT. Riêng trong năm học 2023-2024 tuyển dụng 05 viên chức còn thiếu so với định mức được giao (02 giáo viên Tiếng Anh, 03 nhân viên gồm: 01 văn thư, 01 giáo vụ, 01 tư vấn học sinh). Trường hợp Sở GD&ĐT điều chuyển giáo viên dôi dư cục bộ thì cần thêm 04 viên chức (2 giáo viên Tin học, 01 giáo viên Công nghệ công nghiệp, 01 nhân viên Quản trị công sở).

– 100% cán bộ, giáo viên và nhân viên có trình độ đào tạo đạt và trên chuẩn, hằng năm được đánh giá, phân loại chuẩn nghề nghiệp từ khá trở lên; 80% viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, không có viên chức không hoàn thành nhiệm vụ.

– 100% cán bộ quản lý và giáo viên ứng dụng thành thạo công nghệ thông tin vào công tác quản lý và dạy học; khai thác hiệu quả AI và nguồn tài nguyên số.

Chỉ tiêu tầm nhìn 2030: Tương ứng với quy mô 30 lớp học, tổng số cán bộ, giáo viên tối thiểu là 76 người (trong đó có 3 cán bộ quản lý, 61 giáo viên và 12 nhân viên).

Biểu 5. Rà soát đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên

STTNội dungHiện trạngNhu cầu hiện tạiMục tiêu chiến lược 2030
Tổng sốThSĐHTCTổng sốThừa (thiếu)Tổng sốThừa (thiếu)
 Tổng số6084612707 (17)768 (25)
IGiáo viên4974300545 (10)616 (18)
1Ngữ văn918  7272
2Toán817  6271
3Hóa học514  5041
4Tiếng Anh413  5-16-2
5Vật lý615  5142
6Lịch sử202  3-14-2
7GD KT&PL303  304-1
8Sinh học211  3-14-2
9Tin học101  4-34-3
10GD thể chất303  304-1
11Địa lý312  304-1
12Công nghệ101  2-13-2
13GDQP-AN202  2020
14Âm nhạc0    1-11-1
15Mỹ thuật0    1-11-1
16GD TN&HN00   1-12-2
IICán bộ quản lý211 030 (1)30 (1)
1Hiệu trưởng110  1010
2Phó hiệu trưởng1 1  2-12-1
IIINhân viên90212132 (6)132 (6)
1Kế toán1 1  1010
2Văn thư, thủ quỹ0    1-11-1
3Thư viện1 1  1010
4Quản trị công sở0    1-11-1
5Thiết bị1   11010
6Giáo vụ0    1-11-1
7Tư vấn học sinh0    1-11-1
8Văn thư (111)1   10101
9Phục vụ (111)1    2-12-1
10Bảo vệ (111)3    2121
11Kỹ thuật (111)0    1-11-1
12Y tế1   11010

Ghi chú: (111) là diện hợp đồng theo Nghị định 111/2022/NĐ-CP, ngày 30/12/2022 của Chính phủ.

3.3. Cơ sở vật chất

– Tham mưu với Sở GD&ĐT quan tâm đầu tư bổ sung cơ sở vật chất và thiết bị dạy học theo tiêu chuẩn trường đạt chuẩn quốc gia mức 1 vào năm 2024 và mức 2 vào năm 2029.

Cụ thể cần xây dựng bổ sung Khối công trình gồm 6 phòng bộ môn, 7 phòng tổ chuyên môn, 01 phòng thư viên; 02 phòng đọc và 01 phòng giáo viên. Xây dựng bổ sung một khối phòng học 10 phòng.

– Việc xây dựng, tu sửa cơ sở vật chất cần quan tâm cả công năng sử dụng và yếu tố thẩm mỹ nhằm xây dựng cảnh quan hài hòa, phù hợp với môi trường sư phạm và tâm lý lứa tuổi. Đảm bảo tiêu chí môi trường “xanh – sạch – đẹp – thân thiện”.

Biểu 6. Rà soát cơ sở vật chất

TTPhòngHiện cóMức 1Mục tiêuDiện tích/Qui cách theo quy địnhThực trạng
 Khối Hành chính quản trị     
 Phòng Hiệu trưởng0111  
 Phòng Phó hiệu trưởng0222  
 Văn phòng0111  
 Phòng bảo vệ0111  
 Phòng vệ sinh giáo viên0222  
 Nhà xe giáo viên0111  
 Phòng Đoàn thể0111  
 Khối phòng học tập     
 Phòng học2824301.5m2/hs, 45m2 
 Âm nhạc0112.45m2/hs, 60m2 
 Mỹ thuật0112.45m2/hs, 60m2 
 Công nghệ0112.45m2/hs, 60m2 
 Phòng thực hành Tin học01122m2/hs, 60m2Hiện có 01 phòng nhưng máy tính đã quá niên hạn sử dụng và đã hư hỏng
 Phòng bộ môn tiếng Anh01122m2/hs, 60m201 phòng LAP sử dụng tốt
 Phòng đa chức năng0112m2/hs, 60m2 
 Phòng bộ môn Lý01112m2/hs, 60m2 
 Phòng bộ môn Hóa01112m2/hs, 60m2 
 Phòng bộ môn Sinh01112m2/hs, 60m2 
 Phòng bộ môn KHXH0121.5m2/hs, 60m2Mục tiêu đạt chuẩn mức 2
 Khối phòng hỗ trợ     
 Thư viện0130.6m2/hs, 60m2 P đọc: 2.4m2/chỗ x 65 chỗ (45hs+20gv)01 kho sách và thủ thư + 02 phòng đọc (hiện bố trí tạm 01 phòng)
 Phòng thiết bị giáo dục01148m2Hiện bố trí tạm
 Phòng tư vấn học đường01124m2 
 Phòng truyền thống011148m2 
 Phòng Đoàn TNCSHCM01 10.03m2/hs 
 Khối phụ trợ     
 Hội trường01111.2m2/người 
 Phòng tổ chuyên môn07730m2 
 Phòng nghỉ giáo viên23312m2Hiện chỉ có 01 dãy có 2 phòng nghỉ GV, 2 dãy không có phòng nghỉ
 Phòng giáo viên0014m2/giáo viênMục tiêu đạt chuẩn mức 2
 Phòng y tế01 124m2 
 Nhà kho01148m2 
 Nhà xe học sinh111  
 Khu vệ sinh học sinh03440.06m2/hs2/3 dãy phòng dùng chung nhà vệ sinh xây cách biệt
 Hệ thống cổng, rào111  
 Khu sân chơi, thể dục     
 Sân trường01111.5m2/hs 
 Sân TDTT có mái che0110.35m2/hs, 350m2 
 Nhà tập đa năng001450m2Mục tiêu đạt chuẩn mức 2
 Sân bóng chuyền0202 Tiêu chuẩn mức 2
 Sân bóng đá mini001 Tiêu chuẩn mức 2
 Hạ tầng kỹ thuật     
 Hệ thống nước sách0111  
 Hệ thống cấp điện0111  
 Hạ tầng CNTT  
 Khu thu gom rác0111  
 Thiết bị dạy học     
 Thiết bị dùng chung     
 Thiết bị theo phòng bộ môn     

3.4. Chất lượng giáo dục

Quan tâm giáo dục cả tri thức và trí tuệ cảm xúc cho học sinh. Đảm bảo sự phát triển hài hòa của người học, phát huy tiềm năng đa dạng song vẫn đảm bảo ngưỡng đảm bảo chất lượng theo lộ trình của nhà trường (100% học sinh đỗ tốt nghiệp THPT).

Về kết quả học lực: Đến năm học 2024-2025 thuộc nhóm 20 trường, năm học 2029-2039 thuộc nhóm 15 trường dẫn đầu tỉnh Bình Phước về điểm trung bình thi tốt nghiệp THPT.

Về kết quả rèn luyện: Đến năm học 2024-2025 dưới 2.0%, đến năm học 2029-2030 dưới 1% học sinh có kết quả rèn luyện chưa đạt;

Biểu 7. Mục tiêu quy mô trường lớp và chất lượng dạy học

Số liệuNăm học 2022-2023Năm học 2023-2024Mục tiêuGhi chú
2024-20252029-2030
Lớp học24242430 
Tổng số học sinh9689601.0001.350 
Khối lớp 10303329360360 
Khối lớp 11333318330360 
Khối lớp 12332313310360 
Tổng số tuyển mới300329360300 
Bình quân số học sinh/lớp học40.34041.745.0 
Học lực Tốt12.37%20%40% 
Học lực khá46.46%60%50% 
Học lực Chưa đạt5.73%<2%<1% 
Rèn luyện tốt83.86%85%90% 
Rèn luyện Chưa đạt2.65%<2%<1% 
Tổng số học sinh giỏi tỉnh9101530 
Tổng số học sinh giỏi quốc gia0 
Thứ hạng TB tốt nghiệp THPT21202015 

V. CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC

1. Đối với môi trường bên ngoài

Trình và tham mưu với Sở GD&ĐT đầu tư, bố trí bổ sung nguồn lực về cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên, nhân viên và cơ sở vật chất cho trường theo định mức đạt chuẩn quốc gia Mức 1 vào năm 2024 và Mức 2 vào năm 2029.

Phối hợp với các cơ quan, ban ngành địa phương trong các hoạt động liên quan như: đảm bảo an toàn giao thông, an toàn an ninh trường học, chăm sóc sức khỏe học sinh và giáo viên, tổ chức các hoạt động trải nghiệm – hướng nghiệp …

2. Đối với môi trường bên trong

– Kiên trì mục tiêu xây dựng nhà trường theo định hướng trường học hạnh phúc. Từng bước đáp ứng các tiêu chí đánh giá theo Khung trường học hạnh phúc của UNESCO.

– Chuẩn hóa và triển khai thực hiện nghiêm túc quy chế làm việc, quy tắc ứng xử, quy chế chuyên môn; nội quy, quy định cơ quan và hoạt động sư phạm trong nhà trường.

– Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, giáo viên học tập nâng cao trình độ, kỹ năng; đáp ứng ngày càng tốt nhiệm vụ được giao. Không ngừng tự học tự rèn, áp dụng các kỹ thuật dạy học tích và kỷ luật tích cực vào dạy học;

– Đẩy mạnh ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong quản lý và dạy học một cách hiệu quả. Bồi dưỡng năng lực CNTT cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Số hóa văn bản, tài liệu, tư liệu dạy học và thiết lập hệ thống quản lý hoạt động của nhà trường trên môi trường số.

– Tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng sống cho học sinh. Áp dụng các biện pháp kỷ luật tích cực trong xây dựng và đảm bảo nề nếp, sĩ số và nội quy học sinh.

– Dành một phần ngân sách chi hoạt thường xuyên đồng thời huy động nguồn lực xã hội một cách phù hợp cho việc trang bị, sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ dạy học, chỉnh trang, tu bổ cảnh quan môi trường sư phạm.

VI. TỔ CHỨC THEO DÕI, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC

1. Phổ biến kế hoạch chiến lược

Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường, cơ quan chủ quản, CMHS, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường.

2. Tổ chức chỉ đạo thực hiện

Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Kế hoạch chiến lược gồm Ban giám hiệu và đại diện các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. Ban chỉ đạo là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sao cho từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của Nhà trường.

3. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược

– Giai đoạn 1: Từ năm 2020 đến năm 2024

Hoàn thành xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị dạy học hiện đại, đồng bộ, đạt chuẩn; củng cố, nâng cao chất lượng giáo dục, tạo dựng môi trường sư phạm nề nếp, kỷ cương, cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp; củng cố, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia và đạt kiểm định chất lượng ở cấp độ 2; xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đủ theo quy định, cân đối về cơ cấu, đạt chuẩn chức danh nghề nghiệp.

– Giai đoạn 2: Từ năm 2024 đến năm 2026.

Đăng ký đánh giá ngoài về Kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 2 và công nhận trường chuẩn quốc gia Mức 1.

Tiếp tục hoàn thiện cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ phục vụ dạy học; chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên theo Kế hoạch cải tiến chất lượng đã đề ra trong Báo cáo tự đánh giá và kết quả đánh giá ngoài. Từng bước tiếp cận các tiêu chí đánh giá trường học hạnh phúc.

– Giai đoạn 3: Từ năm 2026 đến 2030.

Giữ vững và nâng cao chất lượng, đảm bảo thương hiệu, uy tín của nhà trường; chú trọng cải tiến theo hướng đáp ứng các tiêu chí đánh giá trường học hạnh phúc.

Đăng ký đánh giá ngoài về Kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3 và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia Mức 2.

4. Hiệu trưởng

Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, cha mẹ học sinh của Nhà trường; thành lập Ban kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học; thường xuyên theo dõi, sơ kết, đánh giá việc thực hiện kế hoạch; tham mưu đề xuất kịp thời các khó khăn, vướng mắc cho lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo.

5. Các Phó hiệu trưởng

Theo nhiệm vụ được phân công, xây dựng kế hoạch theo từng giai đoạn. Giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện.

6. Tổ trưởng chuyên môn

Xây dựng kế hoạch chiến lược của tổ và kế hoạch từng giai đoạn. Tổ chức thực hiện trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên; đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

7. Cá nhân mỗi viên chức của Trường

Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học.

8. Tổ chức, đoàn thể

Phối hợp, đề xuất ý kiến, giải pháp thực hiện kế hoạch; tuyên truyền rộng rãi trong cha mẹ học sinh, các đoàn thể, ban ngành; vận động các nhà hảo tâm, các tổ chức, đoàn thể xã hội thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục.

VII. KẾT LUẬN

1. Kế hoạch chiến lược là một văn bản có giá trị định hướng cho sự xây dựng và phát triển giáo dục của nhà trường đúng hướng trong tương lai; giúp cho nhà trường có sự điều chỉnh hợp lý kế hoạch hàng năm, hàng tháng.

2. Kế hoạch chiến lược còn thể hiện sự quyết tâm của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh xây dựng cho trường mình một thương hiệu, địa chỉ giáo dục đáng tin cậy.

3. Kế hoạch chiến lược của nhà trường sẽ có sự điều chỉnh và bổ sung. Tuy nhiên bản kế hoạch chiến lược này là cơ sở nền tảng để nhà trường hoạch định chiến lược phát triển giáo dục cho những giai đoạn tiếp theo một cách bền vững.  Trên đây là toàn văn Kế hoạch chiến lược phát triển trường THPT Chu Văn An tỉnh Bình Phước, giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2030 (điều chỉnh bổ sung năm 2023).